Có thể bạn đã biết du học sinh đi Mỹ lúc nào cũng phải trả số tiền cao ngất ngưởng cho bảo hiểm y tế tư nhân. Nhưng ở Pháp thì khác, du học sinh sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội y như sinh viên bản địa. Điều này chứng tỏ Pháp rất chào đón các học sinh, sinh viên quốc tế phải không? Cùng EEC tìm hiểu bảo hiểm xã hội của Pháp và cách đăng ký như thế nào nhé!
Thông tin chung về Bảo hiểm xã hội của Pháp
Bảo hiểm xã hội của Pháp được gọi là Protection Maladie Universelle (PUMA), mới được cải cách vào năm 2016. Ban đầu, bảo hiểm xã hội chỉ dành những sinh viên thuộc khối EU. Nhưng vào năm 2018, chính phủ Pháp đã thông qua điều luật cho phép cả những sinh viên quốc tế đến từ ngoài khối EU cũng được hưởng bảo hiểm xã hội.
Rất nhiều khảo sát cho thấy rằng PUMA – bảo hiểm xã hội của Pháp thuộc TOP chất lượng hàng đầu thế giới. Vào năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã vinh danh Pháp là nước có hệ thống bảo hiểm xã hội tốt nhất toàn cầu. Bên cạnh đó, các thống kê cho thấy bệnh viện công cộng của Pháp chiếm tận 61% số giường bệnh trên toàn quốc.
Chính sách bảo hiểm y tế của Pháp rất tốt và rẻ. Do đó, số tiền mà người Pháp phải chi trả cho bảo hiểm là rất ít, chỉ chiếm 8% trên tổng thu nhập của họ (số liệu được lấy từ một khảo sát thực hiện vào năm 2016). Bảo hiểm của Pháp còn hoàn trả đến 80% tiền viện phí và thậm chí là 100% cho tiền mua thuốc. Trung bình mỗi lần đi khám bác sĩ chỉ tốn 25e. Không hề đắt chút nào phải không? Ngoài ra, bảo hiểm xã hội cũng trả tiền cho một phần chi phí chăm sóc y tế đối với dịch vụ khám khẩn cấp, khám chuyên khoa hay nha khoa.
Cách đăng ký bảo hiểm xã hội của Pháp
Nếu là sinh viên ngoài châu Âu đến Pháp vào đầu năm học 2018 hay muộn hơn thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội của Pháp với VLS-TS (Thị thực dài hạn sinh viên có giá trị như thẻ cư trú).
Để đăng ký bảo hiểm xã hội (BẮT BUỘC), trước hết bạn cần phải thực hiện các thủ tục như sau:
- Xác nhận visa với OFII
- Trả phí CVEC 90€ cho CROUS ở trường bạn học
- Ghi danh vào trường Đại học của bạn (làm thủ tục hành chính)
Ngay sau đó, bạn phải đăng ký vào chế độ chung của bảo hiểm xã hội Pháp. Bạn có thể đăng ký miễn phí trực tuyến tại trang web www.etudiant-etranger.ameli.fr. Như vậy, sau khi điền đầy đủ thông tin và nộp các giấy tờ cần thiết là bạn sẽ có số bảo hiểm.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI:
Để được hưởng bảo hiểm thì bạn phải đảm bảo các điều kiện: bạn đang dưới 28 tuổi, chương trình học của bạn dài hơn 4 tháng, và quốc tịch của bạn không phải là các nước trong khối EU hay là Thụy Sĩ. Trước hết, bạn sẽ phải nộp hộ chiếu, thư nhập học và visa học sinh. Sau đó, thời hạn visa của bạn sẽ quyết định bước tiếp theo.
- Visa ngắn hạn (<3 tháng, hoặc là visa Schengen, hoặc là étudiant concours): sau khi nộp những giấy tờ trên bạn sẽ chỉ được nhận số bảo hiểm tạm thời.
- Visa dài hạn (>3 tháng, VLS-TS hay còn được gọi là Visa Long Séjour valant Titre de Séjour): bạn cần phải nộp thêm giấy xác nhận chỗ ở, giấy khai sinh đã được dịch công chứng, và thông tin tài khoản ngân hàng.
Khi hoàn tất việc đăng ký, bạn có thể yêu cầu xin thẻ bảo hiểm (carte vitale). Bạn sẽ xuất trình thẻ này để khỏi phải trả trước chi phí khi đi khám bác sĩ hay đi mua thuốc. Bạn cũng có thể đặt lịch khám ngay với phòng khám trên trường.
Lưu ý: Để khỏi phải trả trước phí, bạn phải xuất trình thẻ bảo hiểm (carte vitale). Nếu bạn vẫn chưa có thẻ này, hãy yêu cầu bác sĩ hoặc dược sĩ điền một phiếu feuille de soin (một dạng hoá đơn y tế). Sau đó, bạn sẽ gửi phiếu này đến CPAM (Quỹ bảo hiểm y tế sơ cấp) và đến công ty bảo hiểm bổ sung (nếu bạn có đăng ký loại này).
Làm thế nào để đăng kí bảo hiểm y tế bổ sung (Mutuelle)?
Nếu muốn được hoàn trả toàn bộ chi phí y tế, bạn có thể đăng ký bảo hiểm y tế bổ sung (mutuelle). Mutuelle sẽ chi trả cho những dịch vụ khác mà không được tính trong PUMA, như khám tâm lý hay nắn bóp cột sống.
Bạn sẽ là người tự làm các thủ tục. Hãy xin báo giá trước và so sánh mức giá giữa các công ty bảo hiểm. Bạn có thể đăng ký bảo hiểm này tại :
- Các công ty chuyên về bảo hiểm bổ sung cho sinh viên
- Các công ty bảo hiểm
- Các ngân hàng
Bởi vì bảo hiểm y tế bổ sung không hề đắt, nên dù bảo hiểm này không bắt buộc nhưng rất được khuyến khích mua đấy nhé! Những công ty như ACS sẽ cung cấp các bạn các gói bảo hiểm chỉ từ 24e một năm. Ngoài ra, bạn có thể ngừng dịch vụ bất kì lúc nào.
Lời khuyên cho bạn: Hãy chắc chắn rằng loại bảo hiểm bổ sung mà bạn chọn có bao gồm bảo hiểm dân sự (dans la version française, c’est l’assurance civile?) khi bạn đi học và trong cuộc sống cá nhân của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn được bảo hiểm ở nơi học lẫn nơi thực tập.
Như vậy, Pháp thật là một nơi đang sống phải không nào! Vậy còn chần chừ gì nữa mà chưa đăng ký đi du học Pháp luôn và ngay nhỉ? Ngoài ra, đừng quên share bài viết của EEC và chờ đợi những bài viết khám phá nước Pháp tiếp theo nhé!
Xem thêm: Chắp cánh ước mơ du học Pháp
—————————————————-
Nếu còn gì thắc mắc hoặc cần tư vấn, bạn có thể liên hệ EEC qua:
DU HỌC PHÁP EEC – EUROPEAN EDUCATION CAMPUS
Email : info@eec.edu.vn
Tel : 024 39 96 65 26
Website: www.eec.edu.vn
Facebook: @tuvanduhocuytin